4 tác nhân kèm 4 bệnh lý khiến bạn khi ngủ bị tê tay chân

Có bao giờ bạn gặp phải tình trạng ngủ bị tê tay chân mỗi khi thức dậy lúc nửa đêm chưa. Kèm theo đó là hiện tượng một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể rơi vào trạng thái tê liệt tạm thời. Theo cách hiểu của ông cha ta quan niệm thì đây được gọi là hiện tượng “bóng đè”. Tuy nhiên những khái niệm khoa học dần hoàn thiện thì tình trạng này không đơn giản như vậy. Cùng tham khảo thông tin bên dưới nhé.

4 tác nhân gây ra hiện tượng ngủ bị tê tay chân

  • Đầu tiên phải kể đến phải là thói quen sở thích ngủ ở một tư thế. Lúc này những vị trí trên cơ thể tiếp xúc với giường sẽ bị tì đè trong suốt quá trình ngủ. Từ đó mà chúng không nhận được lượng máu cần thiết để những cơ tại đó có thể hoạt động.
  • Tác nhân tiếp theo khiến ngủ bị tê tay chân cũng liên quan trực tiếp tới tư thế khi nằm. Có những người luôn thích gác chân, tay lên những vật dụng khác. Điều này sẽ làm thỏa mãn sở thích của bản thân nhưng sẽ khiến cho hệ thống tuần hoàn máu trên toàn cơ thể không được lưu thông. Cho nên không cần phải bị đè nén mà chân tay cũng bị tê trong khi ngủ.
  • Ngoài ra những vùng cơ nằm ở vị trí xa tim cũng sẽ không nhận được lượng máu cần thiết như lúc cơ thể hoạt động. Nhất là những bộ phận lại ở cao hơn so với tim thì điều này càng diễn ra thường xuyên.
  • Tác nhân cuối cùng gây ra cả 3 tác nhân khiến bạn khi ngủ bị tê tay chân chính là cơ thể đã bị thiếu máu. Hay là chất lượng máu không đảm bảo cũng sẽ làm quá trình vận chuyển cung cấp máu đến toàn cơ thể gặp những vấn đề nhất định. Không chỉ có vậy mà tình trạng này còn gây ra những cơn đau đầu bắt nguồn từ việc thiếu hụt vitamin B12 hay thói quen kê cao gối khi ngủ.
  • >> Tê tay chân là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

4 bệnh lý có thể nghĩ đến khi ngủ bị tê tay chân

Khi đã loại trừ được các tác nhân kể trên mà tình trạng vẫn không chấm dứt thì có thể bạn đang gặp phải những chứng bệnh nguy hiểm sau:

Đốt sống cổ bị thoái hóa

Một chứng bệnh khá phổ biến với những đối tượng thường xuyên phải làm việc với máy tính, điện thoại, khuân vác nặng nhọc. Đa số những người này đều có một điểm chung đó là khi ngủ bị tê tay chân nhưng với mức độ khác nhau.

Các vấn đề liên quan đến tim mạch

Chẳng hạn khi bạn mắc những chứng bệnh tim mạch bẩm sinh hoặc qua quá trình ủ bệnh thì việc co bóp đẩy máu đến các bộ phận khác sẽ diễn ra rất yếu ớt. Nhất là vị trí các đầu ngón tay và ngón chân nằm xa tim nhất.

Ngoài biểu hiện ngủ bị tê tay chân thì bạn sẽ phải chịu đựng thêm những cơn đau khớp, sưng tê các đầu ngón tay. Nếu tình trạng kéo dài thì còn khiến cho bắp chân và mặt bị phù nề nhìn rất khó coi.

Có các triệu chứng hội ống cổ tay

Các kết quả giải phẫu đã chỉ ra tại ống cổ tay có nhiều gân gấp của các ngón tay. Tuy nhiên chúng lại không có cơ chế co giãn như những vùng gân khác. Do đó nếu có một tác động đủ lớn mà chúng phải hứng chịu sẽ làm các mạch máu tại đây bị chèn ép. Khi đó sẽ làm giấc ngủ bị tê tay chân bởi thiếu chất dinh dưỡng.

Không chỉ có vậy khi mà tình trạng này bạn đọc cần đặc biệt quan tâm. Bởi nếu các dây thần kinh ở cổ tay mà hư hại quá mức sẽ không có cách nào có thể phục hồi được.

Bệnh tiểu đường

Những đối tượng này sẽ gặp phải tình trạng các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương gây ra cảm giác tê bì chân tay. Thực chất là do lượng cholesterol trong máu tăng lên một cách bất thường tạo nên các tế bào xấu. Khi kết hợp với các mảng xơ vữa sẽ tạo thành một lớp chắn ngăn sự lưu thông của máu.

Như bạn đọc có thể thấy đấy tình trạng ngủ bị tê tay chân không chỉ khiến cho giấc ngủ không trọn vẹn gây hại đến sức khỏe. Không may mà gặp phải những bệnh lý kể trên thì thật nguy hiểm. Cho nên nếu cơ thể có những điều bất thường thì tốt nhất nên đến các cơ sở y tế thăm khám nhé.